Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

MỘT CHIỀU TRÊN ĐỈNH THIÊN ẤN








     Kết thúc đợt tập huấn thứ nhất, tức là chiều ngày 26-11- 2014, cả đoàn kéo nhau lên thăm ngôi chùa cổ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Tuy là dân Quảng Ngãi chính hiệu nhưng nhiều đứa trong đoàn chưa một lần đặt chân đến ngôi chùa này. Riêng tôi, tôi đã đến đây nhiều lần, trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, với nhiều người khác nhau. Và mỗi lần đến, lại thấy khung cảnh đều có nét khác hơn, vật thì cũ đi, vật thì được xây mới hoặc tôn tạo lại.


          Đây là cầu Trà Khúc cũ. Phía bên kia là cầu mới. Xe khách Bắc Nam sẽ không còn qua cây cầu cũ này. Xa xa,chính là núi Thiên Ấn đấy!


         Dọc triền núi, theo con đường chạy về Sơn Tịnh Bắc, cây cối tốt tươi, màu xanh mát mẻ.


                      Đường lên núi Ấn với ánh nắng xiên khoai thật đẹp.



                       Từ lưng chừng núi, dòng sông Trà lấp ló xa xa...



            Cả đoàn cũng tranh thủ chụp ảnh lưu niệm. Buổi chiều đi đến chỗ tập huấn, nhiều cô mặc váy. Nhưng ý thức là mình lên chùa, một nơi trang nghiêm nên đã thay đổi xiêm y cả rồi.


         Từ đỉnh núi Ấn nhìn về hạ nguồn, dòng sông Trà đã chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển.


         Đây chính là nơi cụ Huỳnh Thúc Kháng- nhà chí sĩ yêu nước- đã yên giấc vĩnh hằng.



                          Cả đoàn thành kính dâng hương lên mộ của Cụ.



             Chộp được một cái cây đứng cheo leo trên sườn núi. Nó là hạnh phúc nhất đấy, vì nó sẽ được ngắm cảnh đẹp quê hương suốt bốn mùa.


              Rời mộ cụ Huỳnh, cả đoàn cùng tiến tới cổng chùa.



            Cổng chính của chùa Thiên Ấn, đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1987 khi tôi đến đây, nó khác cơ.


              Vào trong khuôn viên chùa, cây Vạn Tuế với hình dáng kì lạ.


                       Đây chỉ là cổng phụ trước khi vào gian điện chính.



                    Các tượng Phật to lớn này đều do các Phật tử dâng tặng.



                                 Đây mới là cổng chính để vào chùa!


                                   Quả chuông với nhiều câu chuyện huyền bí về nó.



                                         Lại một tượng Phật to lớn nữa.



             Cái giếng cổ có đến hàng trăm năm tuổi. Lần trước tôi đến đây, nó chưa được xây khuôn viên như thế này. Nắm tay Phó Giám đốc, chụp cái hình cho nó thân mật.



              Thích cái vòm cổng "bình cũ rượu mới" nên nhờ chụp một tấm làm duyên.



                          Lòng giếng hun hút sâu, nhìn xuống sợ quá!



                  Miệng giếng đã được đậy lại. Nước được kéo lên bằng mô-tơ và ròng rọc. Nhìn chung là vừa cổ vừa kim, thấy khó coi nhưng phải chấp nhận thôi. Ai mà kéo nổi nước bằng tay từ cái giếng hun hút ấy được.


                                Rất nhiều ngôi mộ đã cũ kĩ rêu phong.



                              Cũng không hiểu mấy kí tự trên ngôi mộ kia là gì?


                                 Tháp 9 tầng mới xây thêm in bật trên nền trời chiều.



                        Nhìn các ngôi mộ,lại thấy lòng nao nao.


          Con đường rộng rãi dẫn đến cổng tháp. Mọi người chuẩn bị hương khói.



                        Chỗ đứng quá hẹp nên ống kính không thể lấy toàn cảnh tháp.



                                      Vào tháp, xem bia tưởng niệm.



                              Làm duyên với con Rồng.



                                 Rồi ghi hình cho đồng nghiệp.



                                   Những bức khắc, khảm khá lớn.



                                             Tạo dáng bên hình.



                              Rồi tha thẩn vườn chùa.


                                       Xem chữ trên mặt các tháp.



                       Nắng dần xuống trên vườn chùa mênh mang.



                     Đã đến lúc về rồi. Ra lại mặt sau của cổng vào.



 
                  Và nhìn xuống thành phố chìm dần vào hoàng hôn.



                                           Để thấy một sông Trà bâng khuâng nhớ! 

21 nhận xét:

  1. Núi này người làng gọi là Núi Hó (không phải Hổ như nhiều người lầm). Trước 75, muốn lên nó thì đi đường chính phia Nam và đường tắt phía Bắc. Phía Đông có khu pháo xạ của chính quyền. Các sườn phủ cỏ tranh dập dềnh sóng gió trông hùng vĩ lắm. Sau 75, Ct gần như lên đỉnh của nó thường còn trước 75 chỉ đi theo đoàn.
    Ven chân núi Hó, dân làm nhà nhiều. Các sườn, người ta trồng phi lao trông nó lùn tịt và tua tủa như lông nhím, xấu tệ.
    Kí hiệu PL 2537 nghĩa là Phật lịch năm 2537, vào năm này, tháp được xây dựng. Lịch nhà Phật năm 2537 tương đương Tây lịch năm 1993. Phật lịch lấy điểm khởi đầu là năm Đức Thích ca tạ thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tui cũng có cùng giải thích về mấy ký hiệu như Ct đã nói.

      Xóa
    2. Đúng là không có sự giải thích này thì không ai hiểu được kí hiệu trên. Nhờ blog mà ta cũng bết thêm nhiều điều thiệt.
      Thanh Thủy cho tôi tham quan núi Ấn, sông Trà bằng những bức ảnh chụp nhiều góc độ và thuyết minh cụ thể. Ct lại giúp tôi hiểu rõ những ý nghĩa của kí hiệu và phần nào đó về vùng núi Ấn thời trước 1975.
      Cám ơn các bạn

      Xóa
    3. Ct, Uyển Di và chị Song Thu ơi! Cảm ơn mọi người vì đã luôn sát cánh bên Thủy, cho dù Thủy chẳng mấy khi đi thăm mọi người. Thủy bận lắm, công việc lên đến tận cổ luôn đó. Ct là người Quảng Ngãi nên hiểu rất rõ về núi Ấn, sông Trà. Nếu không có Ct giải thích thì Thủy cũng không biết các kí hiệu đó là cái gì. Dù không sinh ra ở đất Quảng Ngãi nhưng Thủy vẫn cứ là người Quảng Ngãi. Thủy yêu quê hương mình, yêu những người dân lam lũ nơi đây. Mỗi khi Thủy dừng chân bên một cánh đồng nào đó, nói chuyện với một người dân đang cắt cỏ bên đường chẳng hạn, họ đều nói chuyện rất nhiệt tình. Khi họ hỏi Thủy rằng Thủy là người ở đâu (vì Thủy không nói tiếng Quảng), thì Thủy luôn luôn tự hào khẳng định mình là người Quảng Ngãi, nguồn gốc tổ tiên mình xuất thân từ gốc rạ. Khi dạy học sinh, Thủy cũng truyền cho các em niềm tự hào đó.

      Xóa
  2. http://imgf319.vcmedia.vn/images/57/cafe15_1377489525.

    Mời TT cafe chủ nhật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ là tối thứ 2 rồi, Hung Phi mời mình cafe thứ hai đi!

      Xóa
  3. Thăm em và được một chuyến tham quan ké cùng em nè! Lốc ảnh chụp thật đẹp và ấn tượng hơn nhờ những chú thích của em. Chiều n vui em nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, Tím ơi, em rất muốn chụp cho ảnh rõ hơn nhưng không được vì trời chiều mất rồi, không đủ ánh sáng. Vả lại, tấm nào do em chụp thì còn rõ do đó là máy của em, em biết điều chỉnh. Còn tấm nào đồng nghiệp chụp thì hầu như bị mờ vì họ không quen sử dụng máy của em ạ!

      Xóa
  4. Chúc chị luôn vui khỏe mỗi ngày!

    Trả lờiXóa
  5. {\rtf1\ansi\ansicpg1252
    {\fonttbl\f0\fnil\fcharset0 ArialMT;}
    {\colortbl;\red255\green255\blue255;\red34\green34\blue34;\red255\green255\blue255;}
    \deftab720
    \pard\pardeftab720\partightenfactor0

    \f0\fs26 \cf2 \cb3 \expnd0\expndtw0\kerning0
    \outl0\strokewidth0 \strokec2 Nh\uc0\u7855 c \u273 \u7871 n s\'f4ng Tr\'e0, y l\u7841 i nh\u7899 m\'f3n c\'e1 b\u7889 ng!}

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Y gửi cho thị cái gì đây mà nó chẳng có ra kết quả gì hết vậy nè?

      Xóa
  6. Nói đến sông Trà y lại nhớ đến món cá bống

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thú thật với Y, Thị ở đây mà chả mấy khi động đến món cá này, ăn chán chết. Thế mà mọi người ở nơi xa cứ khen ngon, thi nhau mua món cá làm sẵn đóng trong lọ đắt cắt cổ.

      Xóa
    2. Vậy là chị chưa biết cá bống sông Trà. Cá ngon phải vào mùa hạ, nước sông trong lăn tăn sóng nhẹ. Cá phải to cỡ cườm tay đàn ông trở lên, màu vàng ườm, bụng đầy trứng và, với Ct thì, kho tiêu. Thường, mấy chị nằm nơi (mới sinh nở) sẽ được bà con thương tặng loại bống này. Gan cá bống sông Trà cũng là 'đặc sản' mà rất ít người biết. Giờ, cá lớn hiếm lắm.
      Chị nói mấy con lòng tong bỏ trong hủ đó làm gì, có khi không phải cá bống. Nó đắng ngắt và đầy mùi dầu với chất bảo quản.
      Nếu chị sinh ở bờ bắc sông Trà, chị sẽ được thưởng thức... Khà khà khà.

      Xóa
    3. Ôi thế à? Tiếc là chị lại không sinh ra ở bờ Bắc, cũng chẳng sinh ra ở bờ Nam sông Trà mới chết chứ! Vậy làm sao mà được thưởng thức cái món cá bống to bằng cườm tay đàn ông trở lên nhỉ? Hay là nhờ Ct vậy, khi nào về QN thì rủ chị đi câu lấy 3 con cá bống như thế, chị chỉ dành phần một con thôi, còn đâu nhường cho Ct cả. Được chứ! Đồng ý nhé!

      Xóa
    4. Y cũng đã được biếu và ăn rồi, kể ra ăn ít thì cũng ngon, thị thấy k ngon chắc ăn nhiều

      Xóa
    5. Bạn Nguyên Sơn nói phải. Ăn vừa thì thành thuốc bổ, ăn dư thành thuốc độc.
      Không phải Ct nói chị Thuỷ sinh ra ở bờ sông Trà, ý là chị Thuỷ đẻ thêm em bé (có xúi dại không ta?). Người mẹ sẽ được bà con cưng chìu. Hà hà hà...

      Xóa
    6. À, cái chuyện đẻ thêm em bé thì chị Thủy cũng thích lắm, vì hiện nay ở một mình, chán không chịu nổi. Nhưng có ba khó khăn sau đây:
      - Làm thế nào để có thể... có em bé!
      - Giống cho ra em bé gái ở đâu ra (vì chị Thủy chỉ thích sinh bé gái).
      - Lỡ ra thêm một thằng Ku nữa thì làm thế nào?

      Xóa
  7. Thăm CTT,chúc cô giáo luôn an vui !

    Trả lờiXóa
  8. Lâu quá mới gặp lại QLĐ, vui ghê!

    Trả lờiXóa